Công tước xứ Lithuania Casimir_IV_Jagiellon

Lên ngôi Công tước Lithuania

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1440, đại công tước Lithuania Sigismund Kestutaitis bị con trai mình là Michal Boleslaw Sigismund ám sát chết ngay tại cung đình để cướp ngôi. Michal Sigismund được các giám mục Lithuania tuyên bố làm quốc vương. Nhưng một số người là Giám mục Vilnius Maciej, hoàng tử Holszański Jerzy và Jan Gasztołd lo sợ Michal lên cầm quyền sẽ phá vỡ liên minh Ba Lan - Lithuania nên ra sức ủng hộ một người em trai của vua Wladyslaw III của Ba Lan là Casimir[5] lên làm người thừa kế[6]. Đề nghị ủng hộ Casimir ngay lập tực nhận được sự ủng hộ to lớn của giới quý tộc Ba Lan mà đứng đầu là Oleśnicki, người đã tìm cách bảo tồn nguyên vẹn lãnh thổ của Lithuania và sau đó kết hợp một số bộ phận của nó vào quốc gia như Wołyń, Podole, và Podlasie. Theo chỉ đạo của Oleśnicki, nhiều quý tộc giàu có như Mikhailushki, Kazimierz và Bolesław đã ra sức ủng hộ người thừa kế bằng cách dần dần sáp nhập Podlasie vào Mazovia.

Casimir, 12 tuổi, được bổ nhiệm làm phó vương và đã đến Vilnius cùng với Jan of Chyżewa, một thành viên của chính quyền Krakow, thị trưởng Krakow Paweł Chełmski[7]. Lợi dụng sự vắng mặt của Wladyslaw III (Ba Lan) vì ông này đang bận chiến tranh kế vị ở Hungaria[8], một số quý tộc Lithuania âm mưu tách Lithuania ra khỏi Ba Lan bằng cách cử Casimir làm Đại công tước Lithuania (29/6/1440). Do đó, liên minh Ba Lan-Lithuania đã bị phá vỡ. Kể từ khi Casimir bầu làm Grand Duke mà không có sự đồng ý của nhà vua Ba Lan và Sejm là tương đương với việc phá vỡ thỏa thuận giữa vua Ba Lan với công tước Lithuania Sigismund Kestutaitis, một số sử gia xác định cách tiếp cận quyền lực của Casimir như một cuộc cách mạng của hoàng gia[9].

Chính phủ ở Lithuania năm 1440-1444

Casimir chính thức được Hội đồng Lãnh chúa cử làm Đại công tước lúc mới 12 tuổi. Lợi dụng tân Đại công tước còn nhỏ tuổi, các quý tộc Lithuania mà cầm đầu là các gia đình Kieżgajłów, Gasztołdów và Radziwiłłów thay nhau thao túng quyền lực ở Lithuania. Dần dần, vị Công tước trẻ tự giải thoát mình khỏi ảnh hưởng của cố vấn Jan Gasztołda[10] - người có quyền lực lớn trong cung đình, để rồi tìm kiếm thêm một số người ủng hộ mình để được ở yên ngôi vị.

Trong những năm 1440-1441, Casimir đem quân dẹp tan một cuộc khởi nghĩa nông dân ở Smolensk và cử Andrzej Sakowicz[11] làm Thống đốc Smolensk. Ông cũng chấp nhận quyền tự trị của vùng Samogitia, dưới sự lãnh đạo của Dowmont, một tín đồ của Mikhailushchkih[12].

Trong năm 1440, Ba Lan - Lithuania tuyên bố chống đánh Podlasie đang có ý định ly khai. Casimir quyết định dùng 6.000 kopes để mua chuộc Công tước Masovia (vùng Podlasie) Bolesław IV để ngăn ý định của Bolesław IV chống đánh Lithuania. Nhờ sự hòa hoãn thành công này mà Casimir ngày càng tăng cường uy tín và quyền lực của mình trong đất công quốc.

Thời Casimir làm đại công tước, Lithuania có lãnh thổ trải dài từ biển Baltic đến ranh giới sông Dnieps trên Biển Đen và từ Podlasie đến hạ Volga[13]. Năm 1444-1445, ông ủng hộ công vương Novgorod trong cuộc chiến chống lại Hiệp sĩ Đức ở Livonia[14]. Không sợ các Hiệp sĩ Teuton, Casimir lao ngay vào chiến tranh với đại công Moscow Vasili II[15] để tranh giành vùng đất Wiaźma[16]. Cuộc xung đột với Moscow đã được giải quyết chỉ vào năm 1448, khi Casimir đã là vua của Ba Lan.

Trong thời kỳ Casimir cai trị, quyền lực của quý tộc Lithuania - công tước, quý tộc thấp hơn, bất kể tôn giáo và sắc tộc của họ - được đặt ngang bằng với những người thuộc tầng lớp szlachta (quý tộc) Ba Lan. Ngoài ra, Casimir hứa sẽ bảo vệ biên giới của Đại công quốc và không chỉ định người từ Vương quốc Ba Lan đến kế vị ngôi vị của Đại công quốc. Ông chấp nhận rằng các quyết định về các vấn đề liên quan đến Đại công quốc sẽ không được đưa ra nếu không có sự đồng ý của Hội đồng Lãnh chúa. Ông cũng trao cho giới quý tộc Samogitia quyền được bầu cử người lãnh đạo mới cai trị vùng đất này. Casimir là người cai trị đầu tiên của Lithuania được làm phép báp têm sau khi sinh, trở thành người Công giáo La Mã bản xứ đầu tiên.

Lithuania trong thời gian quan hệ với Ba Lan năm 1444-1447

Trong bốn năm, Đại công quốc Lithuania và Vương quốc Ba Lan không duy trì liên lạc với nhau. Tình hình đột ngột bị thay đổi sau cái chết của vị vua Ba Lan là Władysław III của Ba Lan (anh trai của Casmir) vào ngày 10 tháng 11 năm 1444 trong Trận Varna. Các đại quý tộc đã họp Hội đồng lãnh chúa ở Sieradz vào tháng 4 năm 1445 và quyết định Casimir sẽ trở thành vị vua mới[17]. Các quý tộc hy vọng chàng thanh niên Casimir sẽ kế vị ngai vàng ở Ba Lan và mở rộng quyền lực sang Lithuania, nơi có nhiều quý tộc Lithuania ủng hộ vị tân vương. Nhưng tân vương Casimir quyết định là củng cố ngôi vị của mình của Ba Lan trong khi duy trì vị thế độc lập của Đại công tước Lithuania; từ chối liên minh Grodno từ năm 1432. Do đó, tân vương trì hoãn việc lên ngôi vua Ba Lan với hy vọng anh trai mình sẽ sống sót và quay trở lại ngôi vua Ba Lan.

Đảng của Giám mục Oleśnicki đã cố gắng nhiều lần để gây áp lực vào tân vương Casimir. Ông ta đe dọa sẽ cho người vào thay thế ngội đại công tước Lithuania để phá vỡ liên minh Ba Lan - Lithuania. Ứng cử viên cho Công tước xứ Lithuania, được hỗ trợ bởi Oleśnicki, là viên quý tộc Michajłuszka, người đang trốn ở Mazovia vào thời điểm đó. Để không cho phép Mikhailushka đến Lithuania, Kazimierz đã ký một thỏa thuận với Đai quý tộc Konrad von Erlichshausen. Khi tân vương vẫn tiếp tục trì hoãn việc lên ngôi, Giám mục Oleśnicki gây thêm áp lực bằng cách đề cử bá tước Frederick của Brandenburg và Bolesław IV của Mazovia. Trong thời gian trì hoãn này, Hội đồng lãnh chúa tạm thời bầu Bolesław IV của Mazovia làm quyền quốc vương Ba Lan.

Trong hai năm tiếp theo, hai bên tân vương và quý tộc không đat được thỏa hiệp và vẫn tiếp tục mâu thuẫn với nhau. Cuối cùng, Casimir chấp nhận thỏa hiệp với quý tộc để lên ngôi vua Ba Lan. Tháng 9/1446, tân vương Casimir ra đạo luật tuyên bố không còn tình trạng độc lập của Lithuania mà vùng đất này phải chịu lệ thuộc vào Ba Lan. Kể từ đó, Ba Lan và Lithuania được coi là hai quốc gia hợp nhất làm một, và các quý tộc Ba Lan và Lithuania được bình đẳng như nhau[18]. Ngày 2/5/1447, chính quyền Vilnius ban hành đạo luật về bảo vệ lãnh thổ trước âm mưu xâm lược của ngoại bang[14].